(Bảo)bai giangpccr

Bài giảng môn Phòng chống cháy rừng                                                    Trần Hoài 
Bảo
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ­ KỸ THUẬT KON TUM
---------o0o---------




BÀI GIẢNG

PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG




Kon Tum, ngày   tháng 10  năm 2016 
.Bài giảng môn Phòng chống cháy rừng                                                    Trần Hoài 
Bảo
BÀI GIẢNG: PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG
CHƯƠNG I

BÀI MỞ ĐẦU

I.Chức năng của rừng
a) chức năng môi trường:  khả  năng phòng hộ  môi trường của rừng như 
phục hồi, cải tạo đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế  lũ lụt cũng như  hạn hán, 
phòng chống gió bão, cải tạo khí hậu, đặc biệt là vấn đề  hấp thụ  khí CO 2  trong 
không khí. Bản thân rừng cũng là dạng môi trường sống như đất, nước, không khí.
Rừng có khả năng cải thiện môi trường khác mà nó tiếp xúc như đất nước, không 
khí vì vậy người ta gọi rừng là nhân tố  chủ  đạo và bảo vệ. Phát triển rừng là biện 
pháp bền vững nhất để cải thiện môi trường sống cho con người.
b) chức năng cung cấp lâm sản: trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa đất nước thì nhu cầu lâm sản và các nguyên liệu khác ngày càng tăng cao. Để 
đáp  ứng nhu cầu lâm sản, ngoài giải pháp cho nhập nguyên liệu còn cần giải pháp 
về môi trường là bảo vệ rừng.
c) chức năng xã hội:  rừng là đối tượng để  chúng ta có thể  tác động nhằm 
sản xuất nguyên vật liệu, hàng hóa và tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho con  
người. Rừng là tài nguyên có thể  tái tạo được nếu biết cách sử  dụng và khai thác 
hợp lý.
II. Tác hại của mất rừng
Ảnh hưởng đến môi trường sống: do phá rừng mà nhiều quốc gia đã bị sa mạc  
hóa, thiếu đất canh tác, mùa màn thất bát, nạn đói, thiếu nước đe dọa thường xuyên.
 Mất rừng sẽ  làm mất khả  năng điều tiết và duy trì nguồn nước, làm 
cho lũ lụt và hạn hán xảy ra thường xuyên.
.Bài giảng môn Phòng chống cháy rừng                                                    Trần Hoài 
Bảo
 Mất rừng do tình trạng chặt rừng, đốt rừng làm nương rẫy đã làm cho 
bầu không khí trên trái đất bị  ô nhiễm nghiêm trọng, gây ra hiệu  ứng  
nhà kính.
 Mất rừng gây ra hiện tượng xói mòn đất nghiêm trọng.
 Mất rừng làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật quý hiếm, sự  tàn 
phá hệ sinh thái đã dẫn đến dự đoán rừng: trong vòng 20 – 30 năm tới ¼  
số loài sinh vật trên thế giới có nguy cơ bị diệt vong.
 Mất rừng làm suy thoái đa dạng sinh học  ở  nước ta, việc bảo vệ  đa 
dạng sinh học là việc làm hết sức quan trọng của cả nước nói chung và  
của ngành lâm nghiệp nói riêng.
 Mất rừng làm cho những người dân sống ven rừng và phụ  thuộc vào 
rừng gặp rất nhiều khó khăn.
 Mất rừng làm cho cảnh quan, môi trường xơ xác tiêu điều, ảnh hưởng 
không tốt đến đời sống văn hóa, an ninh.
III. Nguyên nhân của sự mất rừng:
a) khách quan :

­ Chiến tranh kéo dài trên 30 năm đã hủy hoại nghiêm trọng đến rừng và đất nông 
nghiệp.
­ Nhu cầu gỗ củi xây dựng sau chiến tranh.
­ Dân số  ngày một tăng nhanh, du canh du cư  dẫn đến tình trạng phá rừng làm  
nương rẫy dẫn đến diện tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng.
b) chủ quan: 
­ Buông lỏng quản lý nhà nước về lâm nghiệp trong nhiều năm.
­ Một số địa phương điều chỉnh đất đai nông nghiệp quá mức.
­ Quản lý lưu thông phân phối lâm sản rất lỏng lẻo.
­ Nạn cháy rừng và sâu bệnh hại rừng.
­ Xây dựng chính sách thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng còn chậm.
.Bài giảng môn Phòng chống cháy rừng                                                    Trần Hoài 
Bảo
­ Công tác tuyên truyền luật bảo vệ phát tr

Từ khóa: yuy

19 p quanghuy 10/10/2016 162 5