Bài 1: Khái niệm và đặc điểm của dự án Lâm nghiệp xã hội (6 tiết)
Mục đích:
Giúp sinh viên nắm được khái niệm và các đặc điểm của một dự án lâm nghiệp xã hội.
Phân biệt được dự án và dự án lâm nghiệp xã hội ( điểm giống nhau và khác nhau)
Nắm bắt các loại dự án, phân loại dự án.
Chu trình và bối cảnh của xã hội khi thực hiện các dự án LNXH
Yêu cầu:
Sinh viên lên lớp nghe giảng đầy đủ và nghiêm túc.
Thảo luận cho ví dụ về các dự án LNXH đang thực hiện.
1. Khái niệm dự án:
a. Khái niệm về dự án
Dự án là gì ? Là một quá trình gồm các công tác, nhiệm vụ có liên quan với nhau, được
thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian,
nguồn lực và ngân sách. Hay nói cách khác Dự án là một chuỗi các hoạt động nhằm
hướng đến đạt được các mục tiêu cụ thể, rõ ràng trong một thời gian nhất định
với một nguồn ngân sách được xác định. (European Commission, Project Cycle
Management Guideliness (2004)
b. Đặc điểm: Mỗi dự án gồm các đặc điểm chính như sau
Mỗi dự án phải có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng. Thông thường người ta cố gắng lượng
hoá mục tiêu thành ra các chỉ tiêu cụ thể.
Mỗi dự án là một quá trình tạo ra một kết quả cụ thể. Nếu chỉ có kết quả cuối cùng mà kết
quả đó không phải là kết quả của một tiến trình thì kết quả đó không được gọi là dự án.
Mỗi dự án đều có một thời hạn nhất định (thông thường là 3 năm, 5 năm..), nghĩa là phải có
thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc.
Dự án được xem là một chuỗi các hđộng nhất thời. Tổ chức của dự án mang tính chất tạm
thời, được tạo dựng lên trong một thời hạn nhất định để đạt được mục tiêu đề ra, sau đó tổ
chức này sẽ giải tán hay thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với mục tiêu mới.
Mỗi dự án đều có một chu kỳ hoạt động. Chu kỳ hoạt động của dự án gồm nhiều giai đoạn
khác nhau:
+ Khởi đầu dự án
+ Triển khai dự án
+ Kết thúc dự án
Giai đoạn khởi đầu (Initiation phase)
+ Khái niệm (Conception):
+ Định nghĩa dự án là gì ? (Definition)
+ Thiết kế (Design)
+ Thẩm định (Appraisal)
+ Lựa chọn (Selection)
+ Bắt đầu triển khai
1
. Bài giảng QLDA LN Xã hội
Triển khai (Implementation phase)
+ Hoạch định (Planning)
+ Lập tiến độ (Scheduling)
+ Tổ chức công việc (Organizing)
+ Giám sát (Monitoring)
+ Kiểm soát (Controlling)
Kết thúc (Termination phase)
+ Chuyển giao (Handover)
+ Đánh giá (Evaluation)
Trong thực tiễn quản lý nói chung và quản lý tài nguyên thiên nhiên nói riêng đang còn
tồn tại nhiều quan điểm khác nhau đối với khái niệm dự án. Sự khác biệt này xuất phát từ các
mục đích khác nhau, từ cách tiếp cận khác nhau, từ các đối tượng và bối cảnh hoạt động khác
nhau của các dự án. Vì vậy dự án có thể khái quát một số các đặc điểm chính sau đây:
* Điểm xuất phát: Các điểm xuất phát được phản ánh qua các mục đích và mục tiêu đề ra.
* Tạo ra sự thay đổi(đổi mới): Nhằm tạo ra sự thay đổi dựa trên mục tiêu mục đích của các
chương trình dự án. Vì vậy việc quản lý các dự án cũng có tính chất riêng khác với các hoạt
động thường xuyên.
* Kế hoạch: Mỗi dự án có một kế hoạch riêng bao gồm khung chương trình về thời gian với
thời điểm bắt đầu và kết thúc nhất định.
* Quản lý: Bộ máy quản lý dự án chỉ tồn tại trong một thời gian của dự án và tập chung cho
việc thực thi dự án.
* Nguồn lực: Các dự án dựa vào các nguồn lực có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau, Vì
vậy nhiệm vụ của quản lý các dự án là đảm bảo các nguồn lực của nó sử dụng nột cách có hiệu
quả để mang lại ngững kết quả và tác động mong đợi.
2. Phân loại dự án:
Tuỳ theo phạm vi, qui mô và mục đích có thể phân loại các dự án như sau:
a. Phân loại dự án theo phạm vi mục đích:
* Dự án phát triển: Phát triển là làm biến đổi một tình hình theo hướng tích cực
Xin lỗi bạn không thể down load tài liệu này. Bạn có thể xem tài liệu trực tuyến trên website hoặc liên hệ thư viện trường để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn vui lòng tham khảo thỏa thuận sử dụng của thư viện số.