KHÁI QUÁT CHUNG VÊ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
Nội dung 1 :
I. Khái niệm vẽ kĩ năng sống
Kĩ năng sống (KNS) được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tùy theo cách
tiếp cận, lí thuyết ứng dụng, đối tượng được giáo dục kĩ năng sống.
Trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo, có thể coi kĩ năng sống là hành
động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ, trực tiếp hướng vào hoạt động
của cá nhân, hoặc tác động vào người khác, hoặc hướng vào những hoạt động làm
thay đối môi trưởng xung quanh, giúp mọi cá nhân ứng phó có hiệu quả với các yêu
cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Kĩ năng sống thuộc nhóm năng lực tâm lí xã hội. Một người có KNS là người có
khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, làm
việc hiệu quả và ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống để nâng cao
sức khỏe về thể chất, tinh thần và xã hội.
II. Đặc điểm chung của kĩ năng sống
K ĩ n ă n g s ố n g k h á c n h a u theo g i a i đ o ạ n l ị c h s ử x ã h ộ i , vù n g ,
m i ề n , đ ố i t ượ n g . Mỗi một giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, mọi vung, mọi
miền, mỗi loại đối tượng lại đòi hỏi từng cá nhân có kĩ năng sống chung và kĩ năng
sống đặc thù khác nhau, ví dụ: kĩ năng sống trong cơ chế kinh tế bao cấp khác với kĩ
nàng sống trong cơ chế kinh tế thị trưởng; kĩ năng sống của người miền núi khác với
người miền biển; kĩ năng sống của trẻ mẫu giáo khác với học sinh tiểu học, với
người lớn, kĩ năng sống của người đi tìm việc khác với kĩ năng sống của người làm
quản lí.
K ĩ n ă n g s ố n g l u ô n gắn b ó v ớ i g i á t r ị . Giá trị là sự có ích, có ý nghĩa tích
cực, đáng quý của đối tượng với chủ thể; được con người tạo ra, phục vụ cho sự tiến
bộ của xã hội và mọi cá nhân. KNS cần được định hướng bởi các giá trị sống đứng
đắn cho xã hội, cho từng nhóm người, từng cá nhân, như sự tự tin, tự trọng, tôn trọng,
trách nhiệm, yêu thương, sáng tạo, ham hiểu biết...
C á c k ĩ n ă n g s ố n g t h ườ n g h ổ t r ợ l ẫ n n h a u . Các kĩ năng sống không
độc lập mà có liên quan và hỗ trợ cho nhau, ví dụ: tư duy sáng tạo góp phần giúp cho
việc giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả hơn.
K ĩ n ă n g s ố n g k h ô n g t h ể t ự n h i ê n c ó mà được hình thành trong quá trình
học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kĩ năng sống diễn
ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.
K ĩ n ă n g s ố n g t h ú c đ ẫ y sự phát triển cá nhân, nâng cao chất lượng cuộc
sống, và xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
M ộ t k ĩ n ă n g s ố n g c ó n h i ề u t ê n gọi. ví dụ kĩ năng hợp tác còn được gọi là
kĩ năng làm việc theo nhóm; hoặc kĩ năng giải quyết vấn đề còn được gọi là kĩ năng
xử lí tình huống; kĩ năng thương lượng còn được gọi là kĩ năng thương thuyết hay
đàm phán.
III. Khái niệm về giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục KNS là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm
hình thành năng lực h à n h đ ộ n g t í c h c ự c , có liên quan với kiến thức và thái độ,
.giúp cá nhân ý thức về bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện công việc, ứng
phó có hiệu quả với các yều cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày, thông qua
những mối quan hệ liên nhân cách trong điều kiện sống cụ thể.
Quá trình GDKNS đuợc xác định bởi các thành tố: đối tượng tham gia, mục đích,
nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tố chức, đánh giá.
IV. Vai trò của giáo dục KNS đối với sự phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo
Giáo dục kĩ năng sống có tác dụng phát triển toàn diện nhân cách trẻ mẫu giáo về
thể chất, tình cám xã hội, giao tiếp, ngôn ngũ, nhận thức và sẵn sàng vào lớp Một.
Về t h ể c h ấ t Giáo dục KNS giúp cho trẻ đuợc an toàn, khỏe mạnh, nhanh
nhen, khéo
Xin lỗi bạn không thể down load tài liệu này. Bạn có thể xem tài liệu trực tuyến trên website hoặc liên hệ thư viện trường để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn vui lòng tham khảo thỏa thuận sử dụng của thư viện số.