BÀI GIẢNG
HỌC PHẦN THỦ CÔNGKỸ THUẬT
HỌC KỲ II NĂM HỌC 20172018
LỚP K21 GDTH
GV Đinh Văn Tính- Khoa Sư phạm
1
. CHƯƠNG I:
KỸ THUẬT TẠO HÌNH BẰNG GIẤY BÌA
I.Mục đích, ý nghĩa, đặc điểm của kĩ thuật tạo
hình bằng giấy bìa.
1.Mục đích:
Giúp học sinh làm quen với việc sử dụng dụng cụ
và vật liệu giấy bìa để làm một số đồ dùng, đồ chơi
đơn giản.
Việc học nội dung “kĩ thuật tạo hình bằng giấy
bìa” là cơ sở tốt cho việc học nội dung khác của
môn thủ công như “ kĩ thuật làm đồ chơi”.
2
. CHƯƠNG I:
KỸ THUẬT TẠO HÌNH BẰNG GIẤY BÌA
2.Ý nghĩa:
Tạo hình bằng giấy bìa là lao động thủ công nhẹ nhàng nhưng
mang tính nghệ thuật, kĩ thuật.
Qua quá trình sử dụng các dụng cụ đơn giản như bút chì, thước
kẻ, kéo,.. để thực hiện các kĩ thuật tạo hình bằng giấy bìa, sự phát
triển vận động của bàn tay, ngón tay trẻ thêm linh hoạt, chính xác,
đôi tay các em sẽ trở nên khéo léo, nhanh nhẹn hơn.
tạo hình bằng giấy bìa góp phần cũng cố kiến thức các môn học
khác(toán học). ví dụ: khi thực hành gấp hình, biểu tượng về trục
đối xứng được hình thành, khi thực hành về cắt dán giấy, các em
tạo dựng được các hình cơ bản như hình vuông, hình chữ nhật, ..
Là hoạt động nghệ thuật: từ mảnh giấy có hình dạng, kích thước
như nhau, qua qui trình xé, gấp, cắt, dán, đan, các em có thể tạo ra
vô số sản phẩm có hình dạng phong phú, đa dạng, hấp dẫn.
Là hoạt động kĩ thuật có ý nghĩa giáo dục tình cảm và nhân cách
lao động rất lớn. Những giờ học tạo hình bằng giấy bìa sẽ hướng
dẫn cho các em tính cần cù, kiên nhẫn, khả năng quan sát, tính tích
cực sáng tạo, khả năng tư duy kĩ thuật, biết cảm nhận vẻ đẹp tươi
sáng, hài hòa, cân đối của sản phẩm.
3
. CHƯƠNG I:
KỸ THUẬT TẠO HÌNH BẰNG GIẤY BÌA
3.Đặc điểm:
Các sản phẩm của kĩ thuật tạo hình bằng giấy bìa đều làm bằng
vật liệu đơn giản, dễ tìm kiếm. đó là các loại giấy thủ công màu có
bán sẵn trên thị trường. Sản phẩm của kĩ thuật tạo hình bằng giấy
bìa nhìn chung đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn có yêu cầu về
vật liệu kĩ thuật:
Mẫu gấp phần lớn tuân theo qui luật đối xứng. giấy dùng để gấp
thường là hình vuông, hình chữ nhật. Phải gấp theo đúng qui trình, thao
tác đúng kĩ thuật, nếp gấp phẳng, màu sắc đẹp, hợp lí, trang trí trình
bày sản phẩm cần có sáng tạo. Mẫu phối hợp gấp, cắt, dán: các đường
cắt thẳng hoặc cong phải sát với nét vẽ đã xác định, nhát cắt dứt khoát,
cắt đúng hình mẫu. Hình dáng phải phẳng, nhẵn, bố cục cân đối, sản
phẩm sạch sẽ, trang trí đẹp, sáng tạo.
Tùy theo yêu cầu của sản phẩm mà giấy dùng để gấp, cắt, dán, đan
có độ dày, mỏng khác nhau. Giấy dùng để xé cần mềm, mỏng vừa
phải. giấy dùng để gấp, cắt có độ dày trung bình. Giay để đan hơi cứng
thì đan sẽ nhanh hơn.
Mẫu xé, gấp, cắt, dán, đan càng nhỏ thì kĩ thuật càng phải cao.
4
. CHƯƠNG I:
KỸ THUẬT TẠO HÌNH BẰNG GIẤY BÌA
II.Kĩ thuật gấp hình và các nếp gấp hình cơ bản thường được
sử dụng.
Kĩ thuật gấp hình: các tờ giấy hoặc bìa mỏng đều thích hợp với
việc gấp giấy, nếu giấy có màu ở cả 2 mặt thì sản phẩm sẽ đẹp
hơn. Nên để giấy ở trên bàn phẳng vì khi gấp giấy cần phải miết
mạnh tay xuống đường gấp để sản phẩm vuông vắn, cứng cáp.
Phần lớn mẫu được thực hiện bằng giấy vuông, một số trường
hợp cần đến nhiều tờ giấy hoặc giấy hình chữ nhật. Một số mẫu
gấp cần dùng đến kéo để sửa cho phù hợp với yêu cầu của mẫu.
lưu ý:
Tìm giấy màu phù hợp để mẫu được đẹp nhất.
Chọn giấy gấp đúng kích cỡ.
Đặt giấy trên mặt phẳng để gấp.
Trước khi gấp cần nhìn kĩ sơ đồ, đọc lời hướng dẫn, xem hết các
minh họa, không bỏ sót một từ quan trọng hoặc kí hiệ
Xin lỗi bạn không thể down load tài liệu này. Bạn có thể xem tài liệu trực tuyến trên website hoặc liên hệ thư viện trường để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn vui lòng tham khảo thỏa thuận sử dụng của thư viện số.