ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG
BÀI GIẢNG:
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Dành cho lớp cao đẳng)
GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN: PHẠM THỊ THỦY
TỔ BỘ MÔN: LÂM SINH
KHOA: KINH TẾ NÔNG LÂM
. Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔI TRƯỜNG (2 giờ)
1. Mục tiêu:
Trình bày một số khái niệm về môi trường, các thuật ngữ có liên quan và chức năng của
môi trường.
Trình bày sơ lược về bảo vệ môi trường trên thế giới và ở Việt Nam
2. Nội dung chương:
2.1. Một số khái niệm về môi trường
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với
sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước,
không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật.
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ
thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu
hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống
đang xem xét là một tập hợp con.
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã
hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của
con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh,
các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt
động của khách thể diễn ra trong chúng.
Trong sinh vật học, môi trường có thể định nghĩa như là tổ hợp của các yếu tố khí
hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác động lên cơ thể sống và xác định các hình thức
sinh tồn của chúng. Vì thế, môi trường bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng
.trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của các cơ thể sống hay các loài, bao gồm ánh
sáng, không khí, nước, đất và các cơ thể sống khác.
Trong kiến trúc, khoa học lao động và bảo hộ lao động thì môi trường là toàn bộ các yếu
tố trong phòng hay của tòa nhà có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và hiệu quả làm việc
của những người sống trong đó bao gồm kích thước và sự sắp xếp không gian sống và các
vật dụng, ánh sáng, sự thông gió, nhiệt độ, tiếng ồn, v.v. Nó cũng có thể nói đến như là tập
hợp của kết cấu xây dựng.
Xem thêm địa lý để biết thêm về chủ thể được nghiên cứu của môi trường. Trong các
sách báo phương Tây có thuật ngữ viết tắt như SOSE ( Studies of Society & the Environment)
không chỉ là các nghiên cứu về môi trường mà còn là của các bộ môn khoa học xã hội.
Trong tâm lý học, môi trường luận là một học thuyết cho rằng môi trường (trong ý nghĩa
chung cũng như trong ý nghĩa xã hội) đóng vai trò quan trọng hơn di truyền trong việc xác
định sự phát triển của cá nhân.
2.2. Chức năng cơ bản của môi trường
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát
triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, ánh sáng,... cũng
như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung
cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc
vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì.
Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất, đá, tre,
nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của
tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm của nó trong xã hội.
Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử
dụng
Xin lỗi bạn không thể down load tài liệu này. Bạn có thể xem tài liệu trực tuyến trên website hoặc liên hệ thư viện trường để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn vui lòng tham khảo thỏa thuận sử dụng của thư viện số.