Bai giang con trung lam nghiep.docx

BÀI MỞ ĐẦU


I. Khái niệm về côn trùng học
1.  Côn trùng học là gì?
Côn trùng học là một môn  khoa học chuyên nghiên cứu về côn trùng.
Côn trùng học là những động vật thuộc ngành chân có đốt (Arthropoda) có 
những đặc điểm cơ bản như sau:
+ Cơ thể được chia thành 3 phần rõ rệt (đầu, ngực, bụng)
+ Trên đầu có một đôi râu đầu, miệng, hai mắt kép và 2­3 mắt đơn. Một  
số loài không có mắt đơn.
+ Ngực chia làm 3 đốt, mỗi đốt mang một đôi chân, thời kỳ  trưởng  
thành có 2 đôi cánh, một số chỉ có 1 đôi hoặc không có.
+ Lỗ sinh dục và hậu môn ở phía cuối bụng
+ Hô hấp bằng hệ thống ống khí quản
+ Trong quá trình sinh trưởng, phát dục có biến thái bên trong và biến  
thái bên ngoài.
Vì thế người ta thường gọi côn trùng là lớp 6 chân (hexapoda)
2. Côn trùng trong sinh giới
­ Côn trùng có nhiều loài, số  loài côn trùng đã biết chiếm 2\3­3\4 toàn bộ  số 
loài của động vật
­ Môi trường sống của côn trùng rất đa dạng nên số  lượng loài và số  lượng  
các thể tương đối đông.
II. Côn trùng với đời sống con người
1. Côn trùng có ích
­ Hạn chế và tiêu diệt côn trùng gây hại
­ Truyền thụ phấn hoa tăng năng suất cây trồng
­ Làm thuốc chữa bệnh
­ Cung cấp dinh dưỡng cho người
­ Cung cấp sản phẩm công nghiệp
­ Tạo chất dinh dưỡng cho cây cối
. ­ Cung cấp tài liệu cho các môn học khác
2. Côn trùng gây hại
­ Côn trùng gây hại cho cây trồng.
­  Côn trùng gây hại trong kho, vựa
­ Côn trùng gây hại trên người và các động vật máu nóng.
­­ Các phương pháp phòng trừ sâu hại hợp lý: Biện pháp canh tác; biện pháp 
hóa học, biện pháp sinh học.
. CHƯƠNG I:   HÌNH THÁI HỌC CÔN TRÙNG


Mục tiêu, yêu cầu:
Mục tiêu:
­ Hình thái học côn trùng là môn khoa học chuyên nghiên cứu về  cấu  
tạo bên ngoài cơ thể côn trùng. Trên cơ sở đó tìm nguồn gốc, nguyên  
nhân hình thành các cấu tạo  ấy, mối tương quangiữa cấu tạo với  
hoàn cảnh sống và đặc điểm sinh vật học của từng loài, tìm quy luật  
thích ứng của chúng.
­ Giới thiệu các đặc điểm cấu tạo của côn trùng, những đặc điểm  
chung về cấu tạo của côn trùng.
­ Giới thiệu về các dạng cấu tạo của côn trùng.
Yêu cầu:
­ Học sinh cần nắm được những đặc điểm cấu tạo về  hình thái của  
côn trùng từ đó tìm hiểu được những quy luật thích ứng của chúng.


I. Khái quát về cấu tạo cơ thể côn trùng
..­ Cơ thể côn trùng được chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng
­ Côn trùng là động vật không xương sống, cơ thể côn trùng trưởng thành đều  
có 1 lớp da tương đối cứng”bộ xương ngoài”
­ Cơ thể côn trùng do 18­20 đốt cấu tạo nên. Nhưng hiện nay ở côn trùng bậc 
cao số đốt có những biến đổi lớn, số đốt thực tế có thể ít hơn.
Hiện nay người ta đã biết cơ thể côn trùng gồm khoảng 200­250 tấm, khớp có 
thể cử động được. nhưng trên thực tế chỉ có khoảng 60­80 tấm là thực sự cử 
động được.
II. Cấu tạo chi tiết của từng phần cơ thể côn trùng
1. Đầu côn trùng
Đầu là phần trước nhất của cơ  thể  côn trùng, trên đầu có miệng, một  
đôi râu đầu, hai mắt kép và có 2­3 mắt đơn.
Người ta có thể nói đầu là trung tâm cảm giác và lấy thức ăn.
1.1. Cấu tạo cơ bản của đầu
Đầu côn trùng được bao bọc bởi một lớp vỏ  kitin rất rắn chắc, các 
mảnh đã gắn chặt với nhau, sự  phân đốt không thể  thấy được  ở  thời kỳ 
trưởng thành mà vết tích phân đốt chỉ thấy được ở thời kỳ phát dục phôi thai.
1.2.  Các kiểu đầu côn trùng
Căn cứ  vào vị  trí miệng  ở  trên đầu người ta có thể  chia đầu côn trùng  
thành 3 kiểu:
Đầu miệng trước: Trục dọc của đầu song song hoặc thẳng hàng với  
trục dọc cơ thể. Kiểu đầu này thường gặm ở một số loài côn trùng có tính ăn  
thịt và một số loài côn trùng hại cây trồng thuộc họ vòi voi.
.

Từ khóa: bg

65 p levanthien1979 17/12/2018 185 10